Nhập nội dung vào đây để tìm kiếm!

Loài nguy hiểm nhất

Ngày xưa vua Raghuraj Singh, người trị vì vương quốc Ramgarh, đang ngự trong cung. Cung điện tề tựu đông đủ các học giả, thái sư, tể tướng và các du khách. Một cuộc thiết triều sắp diễn ra. Nhà vua trong lúc đang tận hưởng những trò trêu đùa của các vị học giả thì sự chú của ông bị trệch sang hướng khác bởi ông bị một con kiến đốt vào chân. Ông tìm thấy con kiến và bắt nó lên. Rồi ông nói, “Xem này! Đến một loài vật bé nhỏ như vầy, đôi khi cũng có mang lại đau đớn khủng khiếp. Con kiến này đang đốt chân ta.” Rồi ông hỏi các triều thần có biết loài nào nguy hiểm nhất không.


Câu hỏi khiến tất cả triều thân im lặng một lát, nhưng một lát sau họ bắt đầu đưa ra câu trả lời. Phần đa triều thần nói rằng rắn là loài nguy hiểm nhất. Một số người nói rằng loài rắn vừa độc vừa không độc nên chúng không cho rằng chúng là những loài nguy hiểm nhất được. Một số ý kiến cho rằng chó là những loài nguy hiểm nhất vì một người sẽ gặp nguy kịch nếu bị chó dại cắn. Nhưng quan điểm này cũng bị những người khác phản đối, họ cho rằng chó là loài trung thành nhất và cũng là bạn của con người nữa.

Cuộc tranh luận vẫn tiếp tục và người ta tính đến cả ruồi, muỗi, bọ cạp, cá sấu và những loài khác. Quá trình đồng tình và bất đồng tiếp tục một thời gian dài. Nhà vua đã chăm chú nghe tất cả các ý kiến này.

Trong lúc đó mắt ông đổ dồn sự chú ý vào Học giả Ramnarayan, một học giả nổi tiếng ở thời trị vì của ông. Không ai có thể sáng ngang được với ông về trí tuệ, tư duy logic, sự uyên bác và tính khiêm nhường. Chỉ khi được hỏi ông mới bày tỏ ý kiến.

Nhà vua hỏi Ramnarayan một cách nhã nhạn, “học giả này, ông có muốn bày tỏ quan điểm của mình về chủ đề này không.” Vị Học giả đáp, “Thần nghĩ con người là nguy hiểm nhất trong tất cả các loài. Những người là gian thần và cả những người là nịnh thần đều rất giỏi xu nịnh những kẻ khác, nguy hiểm hơn bất cứ loài vật nào ạ.”

Nhà vua yêu cầu vị học giả làm rõ hơn quan điểm của mình.

Vị Học giả tâu, “Gian thần nguy hiểm theo nghĩa là lúc nào cũng tức tối với những việc làm tốt và xấu của bệ hạ. Hơn nữa, dù bệ hạ có đối tốt với người ta thì họ sẽ lấy oán để trả ơn. Người đó tình cờ trở thành một kẻ nói xấu người khác và chuyên tìm cách phỉ báng bệ hạ ạ.”

‘Mặt khác, người là nịnh thần sẽ luôn tâng bốc bệ hạ cho dù ngài có những nhược điểm. Người đó sẽ tâng bốc ngài là người thông minh, dũng cảm và vĩ đại nhất. Thỉnh thoảng, kẻ đó thậm chí còn không du dự khi đặt ngài sánh ngang với Thần thánh. Nhờ vậy, kẻ đó sẽ luôn che mắt ngài và ngài sẽ luôn không ngừng sa lầy vào tội lỗi.”

“Kẻ nịnh thần cũng sẽ khiến bệ hạ dương dương tự đắc và xa rời thực tế. Bởi thế, sẽ đến lúc ngài không thể đối mặt với sự thật. Nó sẽ gây cho bệ hạ một cú sốc rất lớn.”

“Một con rắn hay chó chỉ nguy hiểm cắn ai đó. Và người bị rắn hay chó dại cắn có thể được cứu sống kịp thời hoặc chữa trị đúng cách. Nhưng một người là nạn nhân của kẻ gian thần hoặc kẻ nịnh thần khó có thể phục hồi được mà còn tiếp tục hứng chịu đau khổ suốt đời.”

Mọi triều thần lấy làm ngạc nhiên khi nghe Học giả Ramnarayan bày tỏ. Nhưng nhà vua lại hỏi, “Ai nguy hiểm hơn: gian thần hay nịnh thần?”


Học giả Ramnarayan đáp, “Ôi tâu bệ hạ! Nịnh thần nguy hiểm hơn gian thần chứ ạ. Những hành động của một gian thần có thể được tha thứ vì lúc nào hắn cũng chỉ nhắm vào yếu điểm của ngài. Nhờ đó, hệ hạ có thể loại bỏ được nhược điểm và tự sửa đổi bản thân. Kabir đã nói đúng, hãy giữ những gian thần này ở bên cạnh và nhờ vậy bệ hạ sẽ tiếp tục biết được nhược điểm của mình.”

Đăng nhận xét

0 Nhận xét