Nhập nội dung vào đây để tìm kiếm!

Bánh táo

Ngày xửa ngày xưa có một bà lão muốn dùng bữa tối bằng Bánh Táo. Bà có rất nhiều bột mì, bơ, đường và gia vị có thể làm ra được đến một tá bánh nhưng có một thứ mà bà lại không có, đó là những trái Táo.

Bà có rất nhiều Mận, một cây trĩu quả, bạn có thể tưởng tượng rằng chúng là những trái tròn nhất và đỏ mọng nhất, song dù có thể làm ra bơ từ Kem và Nho khô bạn cũng không thể làm ra một chiếc Bánh Táo bằng Mận mà có thử cũng vô ích mà thôi.

Càng nghĩ đến chiếc bánh bà lão càng muốn có nó nên cuối cùng bà mặc lên mình bộ quần áo đẹp nhất rồi bắt đầu lên đường tìm một giỏ Táo. Tuy nhiên, trước khi ra đi bà đổ đầy Mận lấy từ cây của bà vào một cái giỏ rồi lấy một miếng vải trắng phủ lên trên, đeo nó trên tay, bởi bà tự nhủ: “Có lẽ trên đời này có người có Táo nhưng lại cần Mận.”

Đi chưa được xa lắm thì bà đặt chân đến một sân nuôi gia cầm đầy những con Gà mái, Ngỗng và Gà trống béo tốt. Ca-ca, quắc, quắc! Chúng cùng hoà lên một thứ âm thanh vậy và giữa chúng là một cô gái đang đứng chăn bằng Ngô vàng. Cô gái lễ phép cúi đầu chào bà lão, bà lão cũng chào lại, thế là chẳng mấy chốc hai người bắt chuyện với nhau như thể từng quen biết.

Cô gái kể với bà lão về những miếng thịt gà còn bà lão nói với cô về chiếc bánh táo cùng giỏ Mận mà bà hy vọng dùng nó bà sẽ đổi được những trái táo.

“Trời ơi!” cô gái trẻ reo lên khi nghe thấy điều này, “chẳng có gì mà chồng cháu thích bằng mứt mận với thịt ngỗng cả nhưng trừ khi bà chịu đổi một túi lông lấy những quả Mận thì anh ấy mới cho qua và đó cũng là cách tốt nhất cháu có thể gợi ý cho bà.”

“Thôi, một người vui còn hơn hai người cùng thất vọng cháu ạ,” bà lão nói. Sau đó bà trút chỗ Mận kia vào chiếc tạp rề của cô gái rồi nhét túi lông vào giỏ của mình và lại lê bước chân đi vui vẻ như trước, bà tự nhủ thầm: “Giá như không mê mẩn cái bánh ấy nữa khi bước chân ra khỏi nhà thì ít ra mình không phải đi xa hơn mà chỗ lông này xách nhẹ hơn những trái mận ai có thể chối từ được cơ chứ.”

Cứ lê bước, lê bước, lên đồi rồi lại xuống dốc bà cứ đi và chẳng mấy chốc bà tới một khu vườn toàn những hoa thơm ngát: nào Hoa Huệ, Violet, Hoa Hồng nữa – ôi, chưa bao giờ lại có một vườn hoa đẹp đến thế!

Bà lão dừng bên cổng để ngắm những loài hoa và đang mải nhìn bà nghe thấy tiếng cãi cọ giữa hai vợ chồng:

“Bông,” người vợ nói.

“Rơm chứ,” người chồng nói.

“Không là không!”

“Là nó đấy!” họ quát nhau vì thế cãi vã đã xảy ra cho đến khi họ nhìn thấy bà lão đang đứng ở cổng.

“Đây có thể là người sẽ hoà giải được chuyện này đấy,” người vợ nói rồi thưa với bà lão: “Bà lão tốt bụng ơi, xin hãy trả lời giúp con điều này: Nếu làm một chiếc đệm cho ghế của ông mình vậy bà sẽ không lấy bông nhồi vào đó chứ?”

“Phải,” bà lão nói.

“Tôi đã nói với em như vậy rồi mà,” người chồng quát lên. “Rơm là thứ để có được em phải đi xa hơn nhà kho đấy.” Nhưng bà lão đã nắm lấy tay cô gái.

“Ta cũng sẽ không lấy bông nhồi vào cái đệm đó đâu con ạ, “ bà lão nói và qua câu trả lời của bà thật khó phân biệt được ai là người thất vọng hơn, người vợ hay chồng. Tuy nhiên bà lão đã nhanh tay lôi túi lông từ trong giỏ ra và đứa cho họ.

“Đệm nhồi lông là chỉ để cho vua thôi đấy,” bà nói, “nhưng với ta một trái Táo để làm bánh hay một bó hoa trong vườn của các con đều sẽ hợp với ta chẳng khác gì thứ ta đã cho đi.”

Tuy hai vợ chồng này không có Táo nhưng họ vui vẻ đổi một bó hoa từ mảnh vườn có những loài hoa đẹp nhất của mình: nào Hoa Huệ, Tử Đinh Hương, Hoa Hồng – ôi! Chưa bao giờ có một bó hoa nào ngát thơm đến thế!

“Dù không nằm hết trong giỏ nhưng nó là một món hời đây,” bà lão nói vì rất vui khi giảng hoà được cuộc cãi vã và chúc lời may mắn, sống lâu tới hai người xong bà lão lại tiếp tục lên đường.

Giờ bà đang trên con đường chính và trong khi đang bước đi bà gặp một vị Huân tước trẻ mặc một bộ quần áo rất lộng lẫy, vì chàng đang đến thăm ý trung nhân. Ngài sẽ là một chàng trai rạng rỡ như mặt trời toả nắng nếu không có điều trán nhăn lại tạo nên một vẻ rất khó chịu, đôi khoé môi xịu xuống như thể trên cả cái thế gia này anh ta không còn lại đến một người bạn nào hết vậy.

“Chúc ngài một ngày vui vẻ và một chuyến đi tốt lành ạ,” bà lão vừa nói vừa nhún gối chào anh ta.

“Công bằng hay thiên vị; Tốt đẹp hay xấu xa, với ta như nhau vậy cả thôi,” huân tước trẻ nói, “vì lão chủ hiệu kim hoàn quên gửi chiếc nhẫn đã hứa nên ta phải đến nhà ý trung nhân của ta tay không thế này đây.”

“Vậy thì ngài sẽ có một món quà cho cô ấy đấy,” bà lão nói, “dù lão phu có thể sẽ chẳng bao giờ có nổi một chiếc bánh táo đi nữa.” Rồi, bà lôi bó hoa từ trong giỏ ra đưa cho vị huân tước trẻ, bó hoa khiến cho chàng vui đến nỗi vẻ cáu kỉnh kia đã biến mất khỏi vầng trán, miệng nở nụ cười tươi, anh lại là một chàng trai rạng rỡ như mặt trời toả nắng.

“Trao đổi phân minh chẳng có gì là vụng trộm cả,” anh nói rồi tháo một sợi dây chuyền vàng quấn trên cổ ra đưa cho bà lão sau đó nâng niu bó hoa hết mực. Bà lão thấy rất phấn khởi trong lòng.

“Với sợi dây chuyền vàng này ta không những có thể mua tất cả Táo ở chợ lớn mà lại còn có chút để dành nữa,” bà tự thoại với mình trong khi chân đang vội rảo bước hướng về thị trấn càng nhanh càng tốt.

Nhưng chưa đi được tới chỗ ngã rẽ của con đường thì bà bắt gặp một bà mẹ cùng một đứa con nhỏ đang đứng trong khung cửa, vẻ mặt buồn rầu.

“Hai mẹ con có chuyện gì thế?” bà hỏi ngay sau khi đến được chỗ họ.

“Khá nghiêm trọng đấy ạ,” người mẹ trả lời, “trong nhà chúng con mẩu bánh cuối cùng đã ăn hết mà không có lấy nổi một xu để mua nữa ạ.”

“Một ngày gặp may rồi đấy,” bà reo lên khi nghe được điều đó. “Sẽ chẳng ai nói được ta rằng ta thì ăn bữa tối bằng bánh táo trong khi những người hàng xóm lại hết bánh mì,” rồi bà dúi sợi dây chuyền vàng vào tay người mẹ và vội vã lên đường mà không đợi được cám ơn.

Tuy bà vẫn chưa đi khuất khỏi ngôi nhà nhưng cả hai mẹ con, khi đó đang nói cười vui vẻ đã đuổi kịp bà.

“Chúng con phải đáp lại bà chút gì chứ ạ,” người mẹ lúc này vui mừng hết đỗi nói, “vì rằng bà đã giúp chúng con nhưng nhà chỉ có mỗi con Chó con, tiếng sủa của nó sẽ giúp xua nỗi cô đơn khỏi căn nhà của bà kèm theo đó là lời cảm tạ của chúng con.”

Bà lão không nỡ từ chối thế là chú Chó nhảy vào nằm ngoan ngoãn trong chiếc giỏ.

“Một Túi lông đổi cho một giỏ Mận; Một Bó hoa đổi lấy một Túi lông; Một sợi Dây chuyền vàng đổi một Bó hoa; Một con Cún con đổi lấy sợi Dây chuyền vàng, cả cái thế gian này là đổi và trác vậy mà có ai biết rằng bà già này có lẽ vẫn chưa thể có được cái bánh Táo không đây,” bà lão nói trong khi vẫn đang rảo bước.

Và, thật không ngờ, khi bà chưa đi được thêm bao xa thì ngay trước mặt bà nhìn thấy một cây Táo trĩu quả giống như cây Mận xum xuê của mình. Nó mọc đằng trước một ngôi nhà hệt nhà của bà như hai giọt nước, trên hiên có một ông cụ già dáng nhỏ nhắn đang ngồi.

“Một cây Táo tuyệt vời,” bà lão thốt lên ngay khi bắt chuyện từ xa với ông.

“Vâng, nhưng khi một người đàn ông già đi những cây Táo và quả Táo là lũ bạn tồi,” ông cụ nói, “thế nên tôi sẽ cho tất chúng đi ngay khi có được một con Cún con để sủa trên thềm nhà.”

“Gâu, gâu,” chú chó trong chiếc giỏ của bà lão kêu lên và nhanh hơn thời gian cần để đọc xong câu chuyện này nó đã sủa vang trên thềm nhà ông cụ, còn bà lão trở về nhà với một giỏ Táo đầy xách trên tay.

“Nếu cương quyết và nhẫn nại, bạn sẽ luôn có Bánh Táo để ăn trong bữa tối,” bà lão nói và đã xơi chiếc bánh đó một cách ngon lành, thoả thuê. Dường như bà cũng thích nó biết bao!


Đăng nhận xét

0 Nhận xét