Ngày xưa có một vị vua tên Firozshah, người trị vì vương quốc Kashmir. Vợ ông đang ngồi bên cửa sổ thì trông thấy một người phụ nữ bán cá. Bà hỏi người đó có cá cái không, "KHÔNG ạ, thần chỉ có cá đực." Nói xong, người phụ nữ bước đi. Sau khi người phụ nữ bỏ đi, hoàng hậu nghe thấy tiếng cười của một con cá. Hoàng hậu lấy làm ngạc nhiên. Bà nghĩ rằng con cá đang cười nhạo bà. Bà khó chịu liền vội chạy tới chỗ nhà vua.
Bà thuật lại toàn bộ câu chuyện cho ông nghe. Tuy nhiên, nhà vua không biết phải quyết định làm gì. Ông cho gọi Tể Tướng Hussain, người vô cùng thông thái. Nhà vua kể cho tể tướng nghe mọi chuyện và yêu cầu ông giải quyết chuyện khó hiểu đó - sao con cá đó lại dám cười nhạo hoàng hậu. Nhà vua nói thêm, "Ta cho ông 15 ngày để làm sáng tỏ chuyện khó hiểu này mà nếu thất bại, ông sẽ bị chém đầu."
Hussain suy xét kỹ cặn và quyết định ngày hôm sau sẽ đi vi hành để giải mã vấn đề nan giải này.
Trên đường, ông gặp một lão nông tên Rehman đang đi tới thị trấn Pahalgam. Hussain nghĩ đến chuyện làm bạn với ông vì ông là người có lẽ sẽ giúp được ông giải mã vấn đề nan giải này. Do đó, Hussain cùng ông đi tới Pahalgam.
Trong chuyến đi, Hussain nói với ông lão, "Trong khi đi, chúng ta nên luôn bắt chuyện với nhau thì tốt hơn đấy." Rehman không hiểu được ý của Hussain và thích giữ im lặng hơn. Trong khi họ đang băng qua một cánh đồng ngô, Hussain lại lại hỏi. Rehman không hiểu ý liền nói, "Tôi không biết." Ông không hiểu sao Hussain lại nói chuyện kiểu vậy. Cả hai tiếp tục chuyến đi. Vài phút sau họ đi qua một nhà thờ rồi qua một ngôi làng. Khi chẳng thấy ai chào đón họ, Hussain hỏi, "Chúng ta đang làm gì ở chốn nghĩa địa này vậy?" Rehman nói, "Ông điên à, đây là ngôi làng mà."
Lát sau họ tới một nghĩa địa nơi có vài người đang phân phát thịt nướng và bánh mì cho những người đang có mặt ở đó, để tưởng nhớ tổ tiên của họ.
Hussain nói, "Ôi! Cái làng này tốt bụng thật!" Rehman lầm bầm, "Tên này hâm thật! Hắn nói như một tên ngốc vậy. Có vẻ như hắn điên thật rồi."
Không lâu sau, cả hai cùng tới vùng ngoại ô ngôi làng của Rehman. Rehman là người tốt bụng nên ông mời Hussain nán lại nhà mình. "Giờ có vẻ như ông đã mệt rồi. Hãy nán lại nhà tôi một lát và nghỉ ngơi đi." Hussain nói, "Cảm ơn ông đã mời. Tôi sẽ nán lại đến tối. Nhưng, làm ơn cho tôi biết một chuyện, tường nhà ông có đủ chắc chắn không?" Khi nghe nói vậy, Rehman bắt đầu phá lên cười. Ông chia tay Hussain rồi bước vào nhà. Sau khi về đến nhà, ông kể cho con gái nghe chuyện về Hussain. Ông cũng bảo mình đã mời ông ta nán lại nhà nhưng Hussain lại đặt một câu hỏi ngốc nghếch về tường nhà mình.
Johra là cô gái thông minh. Cô nói, "Cha à, con nghĩ người đàn ông ấy rất thông minh đấy ạ." Bố cô nói, "Sao con lại nói ông ta thông minh? Ông ta chỉ toàn nói chuyện điên rồ." Johra hiểu rõ ngụ ý lời nói của Hussain, "Việc hỏi bức tường khoẻ ý ông ấy là lời mời có thực lòng không hay chỉ là hình thức. Khi nghe con gái nói vậy, ông Rehman rất hài lòng liền bảo, "Nếu câu hỏi này mà có ý sâu sa vậy thì những câu nói khác của ông ấy hẳn nhiên cũng mang thâm ý như thế. Giờ để ta nhắc lại lời ông ấy nhé. Lúc đầu, ông ấy bảo cả hai chúng ta cùng đi nên luân phiên bắt chuyện với nhau." Johra nói, "Câu nói ấy ngụ ý là cả hai người nên luân phiên kể chuyện để dễ dàng vượt đường xa." Ông Rehman nhắc lại câu nói khác của ngài Hussain, "Sao ông ta lại hỏi ngô có thể ăn được hay không?" Johra bảo, "Cha ạ, cha là nông dân và chắc hẳn cho thừa biết rằng người khác không nên ăn trộm ngô trong ruộng khi vắng mặt chủ chứ. Đó là những gì ông ấy muốn truyền đạt đến cha đấy." Bố cô lại bảo, "Vậy nói ta hay, sao ông ta lại gọi làng là nghĩa địa và nghĩa địa là làng?"
Johra giải thích, "Những người làng ấy đâu có đối đãi tốt với hai người, đó là lý do vì sao cái làng đó giống một nghĩa địa nhưng còn người dân ỏ nghĩa địa thì chia sẻ thức ăn thế nên cái nghĩa địa lại giống một ngôi làng."
Sau khi nghe những lời giải thích này, ông Rehman mới hiểu ra rằng Hussain rất thông thái vì trong mỗi lời ông nói ra đều ẩn chứa thâm ý cả.
Johra rất phấn khích và háo hức được gặp Hussain đang nghỉ chân dưới gốc cây bồ đề ngoại ô làng. Ông lão Rehman mời ông về nhà mình. Johra rất vui mừng khi được gặp ông. Nàng hỏi, "Xin cho tôi biết điều gì khiến ngài phải lặn lội đường xa đến đây vậy? Tôi có giúp gì được ngài không? Tôi hy vọng có thể giúp được gì đó cho ngài."
Tể tướng Husain kể lại chuyện về con cá và quyết tâm giải mã bằng được được bí mật tiếng cười từ con cá của nhà vua. Ông cũng thổ lộ rằng nếu thất bại ông sẽ phải trả giá bằng cả sinh mạng.
Johra nói, "Chuyện đó hoàn toàn dễ hiểu mà. Nó nghĩa là có ai đó đang có âm mưu giết hại nhà vua." Hussain đồng tình với lời giải thích của Johra. Ông quyết định quay trở lại cung vua cùng Johara và ông lão Rehman theo.
Sau khi tới đó, Hussain giới thiệu Johra và ông lão Rehman với nhà vua và nói với ngài, "Thần đã tìm ra bí mật tiếng cười của con cá đó. Johra sẽ cho bệ biết chi tiết bí mật ấy ạ." Johra nói, "Thưa Bệ hạ, con cá đó là một thầy bói có thể biết trước tương lai đấy ạ. Con cá ấy cười khi trông thấy tương lai của người. Nó muốn cảnh báo người nên thận trọng với một người nào đấy đang giả dạng phụ nữ muốn giết hại người." Nhà vua hỏi Johra, "Người sẽ chứng minh điều này được chứ?" Lúc này, Hussain nói, "Được ạ! Thần muốn kiểm tra tất cả nữ hầu của người ạ." Nhà vua và hoàng hậu đồng ý để ông làm việc này.
Tất cả các nữ hầu được triệu tập để kiểm tra. Theo chỉ dẫn của tể tướng Hussain, một cái hố lớn rộng và sâu được đào ra và tất cả các nữ hầu cùng được yêu cầu nhảy qua đó. Ngoài một người thì không một ai khác có thể vượt qua. Theo cách đó, người nữ hầu hày được nhận dạng là một tên hầu nam trong số những người hầu trong cung. Nhà vua lệnh bắt hắn ngay lập tức. Hắn là một kẻ gián điệp của nước lân bang. Nhà vua ban thưởng cho Johra và sau đó tể tướng Hussain kết duyên trăm năm cùng nàng.
Nguồn: kidsgen.com.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét