Nhập nội dung vào đây để tìm kiếm!

Cô "Làm ơn cho biết thông tin"

Khi tôi còn rất nhỏ, cha là một trong số những người đầu tiên trong xóm có điện thoại. Tôi nhớ như in cái hộp cổ, bóng láng gắn chặt vào tường. Cái ống nghe sáng loáng treo trên thành hộp.


Tôi cón quá bé không thể với tới chiếc điện thoại nhưng thường thích thú nghe khi mẹ thường nói chuyện với nó. Rồi, tôi phát hiện ra rằng ở đâu đó ở bên trong cái máy tuyệt diệu này có một người đáng kinh ngạc - cô ấy tên là "Làm ơn cho biết thông tin" và không có gì là cô ấy không biết cả.

Cô "Làm ơn cho biết thông tin" có thể cung cấp số điện thoại của bất cứ ai và thời gian chuẩn xác.

Kỷ niệm cá nhân đầu tiên của tôi với vị "thần đèn" này xảy đến vào một ngày trong khi mẹ tôi đang ở chơi bên nhà hàng xóm. Trong lúc tự tiêu khiển với bộ dụng cụ sửa chữa, tôi bị búa dập vào tay. Tôi đau đơn tột độ nhưng mà dường như chẳng có lý di gì mà phải khóc vì chẳng có ai ở nhà để xuýt xoa tôi. Tôi đi loanh quanh nhà miệng mút chặt ngón tay đau, rồi cuối cùng tôi đến chỗ cầu thang.

Chiếc điện thoại! Nhanh chân, tôi chạy tìm chiếc ghế để chân trong phòng khác và kéo nó đến chỗ đầu cầu thang. Sau khi trèo lên, tôi tháo ống nghe ra và đưa lên tai. Cô "Làm ơn cho biết thông tin," tôi nói vào cái "tẩu thuốc" ngay bên trên đầu mình. Một, hai tiếng lách cách và một giọng nói trong trẻo vang lên trong tai tôi.

"Xin cho biết thông tin."

"Cháu bị đau tay..." Tôi rền rĩ trong điện thoại. Lúc này nước mắt tôi đã có thể tuôn ra khá dễ dàng vì tôi đã có một thính giả lắng nghe.

"Thế mẹ chàu không ở nhà à?" câu hỏi vang lên.

"Chẳng có ai ở nhà ngoài cháu ạ," tôi thổn thức.

"Cháu có bị chảy máu không?" giọng nói kia hỏi.

"Không ạ," tôi đáo. "Cháu làm búa dập vào tay và đau lắm ạ."

"Cháu có biết mở ngăn đá không?" cô ấy hỏi. Tôi nói mình biết.

"Sau đấy lấy ra một viên đá chườm vào ngón tay đau của cháu nhé," giọng nói đó bảo.

Từ sau đấy, tôi gọi cho cô "Làm ơn cho biết thông tin" nhờ vả mọi thứ. Tôi nhờ cô giúp môn địa lý và bảo cô chỉ cho tôi biết Philadelphia ở đâu. Cô ấy chỉ tôi môn toán. Cô ấy cho tôi hay con sóc chuột mà tôi bắt được trong công viên mới hôm trước, thường thích ăn hoa quả và quả hạch.

Sau đó, khi Petey, con chim hoàng yến của tôi chết. Tôi gọi cô "Làm ơn cho biết thông tin" và kể chuyện buồn này. Cô lắng nghe rồi nói những lời người lớn thường dỗ dành trẻ con. Tuy nhiên, tôi không thấy khuây khoả. Tôi hỏi cô, "Tại sao những con chim hót hay và mang lại niềm vui cho tất cả các gia đình như vậy cuối cùng khi chết đi chỉ còn lại một đám lông nơi đáy lồng?"

Hẳn cảm nhận được nẫu âu sầu của tôi, cô nhẹ nhàng bảo, "Paul à, hãy luôn nhớ rằng có những thế giới khác để ca hót mà."

Dù sao tôi cũng thấy đỡ hơn.

Một bận khác tôi đang dùng điện thoại. "Làm ơn cho biết thông tin."

"Cho biết thông tin," giọng nói quen thuộc cất lên.

"Cô sửa lỗi chính tả thế nào ạ?" Tôi hỏi.

Tất cả những chuyện trên xảy ra tạ một thành phố nhỏ ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương. Khi tôi 9 tuổi, gia đình tôi chuyển tới Boston. Tôi nhớ người bạn ấy của tôi rất nhiều. "Làm ơn cho biết thông tin" thuộc về cái hộp gỗ cổ ở ngôi nhà cũ và cho dù thế nào thì tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc dùng chiếc điện thoại mới đặt trên chiếc bàn trong phòng lớn. Khi tôi bước vào tuổi niên thiếu, những ký ức về những cuộc chuyện trò thủa nhỏ thật sự chưa bao giờ rời xa tôi. Thường thì, trong những lúc bối rối, lo âu tôi nhớ lại cái cảm giác an toàn mà tôi đã từng có. Giờ tôi mới thực sự cảm kích vì cô ấy đã thật kiên nhẫn, hiểu biết và tốt bụng khi dành thời gian bên một đứa con nít.

Vài năm sau, trên đường tới trường đại học ở phía tây, máy bay của tôi quá cảnh ở Seattle. Tôi đã mất khoảng nửa tiếng để chờ chuyến bay tiếp theo. Tôi dành chừng 15 phút nói chuyện điện thoại với chị gái, lúc ấy đang sống ở đó. Sau đấy, không chút cân nhắc, tôi gọi cho người trực tổng đài ở quê hương mình và nói, "Làm ơn cung cấp thông tin."

Kỳ diệu thay, tôi nghe thấy giọng nói nhỏ nhẹ, trong trẻo mà tôi biết rất rõ ấy.

"Xin cho biết thông tin."

Tôi đã không hề dự định từ trước nhưng chính tôi nghe thấy mình nói, "Cô có thể cho cháu biết cách sửa lỗi chính tả được không ạ?"

Có một sự tạm ngưng hồi lâu. Rồi, giọng nói nhẹ nhàng trả lời, "Ta đoán là giờ ngón tay cháu đã hết đau rồi."

Tôi bật cười. "Vậy ra vẫn là cô ạ," tôi nói. "Cháu tự hỏi cô có biết cô có ý nghĩa thế nào với cháu trong khoảng thời gian đó không."

"Ta tự hỏi," cô ấy nói, "cháu có biết những cuộc gọi của cháu có ý nghĩa thế nào với ta không. Ta chưa hề có con và ta luốn mong ngóng những cuộc gọi của cháu."

Tôi cho cô hay suốt nhiều năm qua, tôi thường nghĩ đến cô và hỏi tôi có thể gọi lại cho cô khi tôi quay lại thăm chị gái không.

"Được chứ," cô nói. "Chỉ cần hỏi gặp cô Sally nhé."

Ba tháng sau tôi quay trở lại Seattle. Một giọng nói khác nghe máy, "Xin cho biết thông tin."

Tôi hỏi gặp cô Sally. "Cậu là bạn à?" người đó hỏi.

"Vâng, một người bạn cũ ạ," tôi đáp.

"Tôi rất tiếc phải cho cậu biết điều này," cô gái ấy nói. "Cô Sally đã làm việc bán thời gian vài năm trước vì cô ấy bị ốm. Cô ấy qua đời 5 tuần trước rồi." Trước khi tôi kịp giập máy cô ấy nói. "Đợi chút. Cậu nói tên mình là Paul đúng không?"

"Vâng."

"May quá, cô Sally có để lại một lá thư cho cậu. Bà ấy viết nhỡ khi cậu gọi. Để tôi đọc cậu nghe nhé. Bức thư viết: "Nhắn với cậu ấy ta vẫn sẽ nói có những thế giới khác để ca hót. Cậu ấy sẽ hiểu những gì ta nói." Tôi cảm ơn cô và cúp máy. Tôi hiểu những gì cô Sally viết.


Bài học: Đừng bao giờ đánh giá thấp ấn tượng bạn đã gây cho những người khác.


Nguồn: moralstories.org
CHUYÊN MỤC

Đăng nhận xét

0 Nhận xét