Đây là câu chuyện ở một thời đại đã rất xa xưa. Tại đất nước Ấn Độ, gần 5000 năm về trước, có một cậu bé tên Eklavya, con trai một tộc trưởng trong khu rừng của vương quốc này - Hastinapura. Eklavya là một cậu bé gan dạ, tuấn tú. Cậu được mọi người yêu quý. Tuy nhiên, cậu không vui.
Cha cậu nhận ra có điều gì đó khiến Ekavya phiền muộn. Hơn một lần ông thấy con trai mình lặn mất tăm vào rừng sâu trong khi những đứa trẻ khác thích thú với việc săn bắn và chơi đùa. Một hôm, người cha hỏi cậu con trai, "Sao con không vui hả Eklavya? Sao con không tham gia cùng các bạn? Sao con không hứng thú với việc đi săn vậy?"
"Thưa cha, con muốn trở thành một cung thủ," Eklavya đáp, "Con muốn trở thành một môn đệ của sư phụ Dronacharya vĩ đại, người thầy dạy bắn cung vĩ đại ở Hastinapura. Gurukul (võ đường) của ông là một nơi thần diệu, nơi những đứa trẻ bình thường đều trở thanh những chiến binh mạnh mẽ."
Eklavya thấy cha mình im lặng. Cậu nói tiếp, "Cha à, con biết chúng ta là thành viên của một bộ tộc săn bắn nhưng con muốn trở thành một chiến binh, chứ không chỉ là một thợ săn, cha à. Vậy nên, xin hãy cho phép con được ra đi và trở thành môn đệ của thầy Drona." Cha của Eklavya thấy lo lắng vì ông biết rằng hoài bão của con trai mình không phải thứ có thể dễ dàng thực hiện được. Nhưng là một tộc trưởng thương con và không muốn cự tuyệt ao ước của đứa con độc nhất này. Thế nên, người đàn ông nhân từ này đồng ý và đưa con tới học đường của thầy Drona. Eklaya lên đường. Chẳng bao lâu sau, cậu đã tới được phần khu rừng, nơi thầy Drona dạy hoàng tử của vương quốc Hastinapur.
Thời đó, chưa có hệ thống giáo dục như trường phổ thông, trường cao đẳng hay đại học hoặc ký túc xá. Nơi duy nhất người ta có thể tới học là Gurukul. Gurukul (Guru chỉ "giáo viên" hoặc "sư phụ," Kul chỉ địa vị xã hội của ông ta, theo ngôn ngữ Sanskrit, từ kula mang nghĩa gia đình địa chủ) là một kiểu học đường Ấn Độ cổ đại theo lẽ thường là nơi ở của các shishyas hay môn sinh và guru hay giáo viên sống gần nhau, thường là trong cùng một mái nhà. Gurukul là nơi các môn sinh sống bình đẳng với nhau bất kể địa vị xã hội. Các môn sinh học tập từ guru và cũng giúp guru trong cuộc sống thường ngày, gồm làm những công việc thường tục như giặt quần áo, nấu ăn v.v... Vì thế, giáo dục trở nên một thứ rất phổ biến, lành mạnh.
Khi cậu bé tới được Võ đường của Dronacharya, cậu nhận thấy nó gồm một vài túp lều gỗ, bao quanh bởi cây cối và sân tập bắn cung. Các môn sinh đang luyện bắn tên bằng cung và những cung tên trên sân. Đó là một cảnh tượng hấp dẫn. Nhưng, đôi mắt Eklavya dảo tìm sư phụ Drone. Thầy ở đâu rồi? Liệu cậu có thể gặp được ông giáo này? Nếu không có Drona, mọi mục đích khiến cậu có mặt ở đây sẽ đều trở nên vô nghĩa. Tuy nhiên, mọi lo lắng của cậu nhanh chóng lắng xuống. Cậu đã không phải chờ đợi lâu. Đó chính là người đang đứng cạnh một cái cây, đang chỉ dạy một cậu bé, không ai khác là tam thái tử Arjuna của vua Pandava, vì sau này Eklavya mới biết. Dù trước kia chưa từng gặp Drona bao giờ nhưng Eklavya cũng đoán ra ông nhờ việc ông đang làm. Cậu đến bên Drona và quỳ xuống. Vị hiền nhân này lấy làm ngạc nhiên khi trông thấy một cậu bé đang diện kiến mình. "Con là ai?" ông hỏi.
"Thưa sư phụ, con là Eklavya, con trai Tộc trưởng ở khu rừng phía tây vùng Hastinapura." Eklavya trả lời. "Thầy làm ơn chấp nhận con làm môn đệ và dạy con tài nghệ bắn cung tuyệt vời đó ạ."
Drona thở dài. "Eklavya... nếu con là người của một bộ tộc săn bắn, thì chắc chắn con là một cậu bé người Shudra, đẳng cấp xã hội thấp nhất theo Hệ Đẳng Cấp Vệ Đà. Ta là người Brahmin (Bà la môn), đẳng cấp cao nhất trong vương quốc này. Ta không thể dạy cho một cậu bé đẳng cấp Shudra được." ông nói.
"Và ông ấy còn là một sư phụ của hoàng gia nữa đấy," Hoàng tử Arjuna ngắt lời. "Sư phụ được nhà vua chỉ định để huấn luyện chúng tôi, các hoàng tử và công tử. Sao ngươi dám bước vào Gurukul tìm ông ấy chứ? Cút đi! Ngay!" cậu bé quát lớn, trông vẻ giận dữ vì Eklavya đã quấy rầy buổi luyện tập của mình.
Eklavya sửng sốt trước thái độ của Arjuna. Bản thân cũng là con trai trưởng tộc của cậu nhưng cậu chưa bao giờ lăng mạ bất cứ ai thấp hơn cậu theo cách như vậy. Cậu nhìn sư phụ tìm kiếm sự giúp đỡ nhưng ông vẫn im lặng. Thông điệp đã rất khảng khái và rõ ràng. Sư phụ Dronacharya cũng muốn cậu ra đi. Ông từ chối dạy cậu. Cậu bé bộ tộc ngây thơ hết sức đau buồn vì lời chối từ chỉ bảo của sư phụ Drona. "Thật không công bằng!" cậu đau buồn nghĩ. "Thần minh mang hiểu biết đến cho tất cả mọi người nhưng chỉ con người mới phân biệt đối xử với đồng loại."
Cậu đau khổ rời học đường với nỗi đau khổ trong lòng và cảm giác đắng ngắt nơi cuống họng. Tuy nhiên, điều đó không thể làm tiêu tan hoài bão được học bắn cung của cậu. Cậu vẫn quyết tâm học bắn cung. "Mình có thể là một Shudra nhưng điều đó thì có gì khác kia chứ?" cậu nghĩ. "Mình cũng mạnh mẽ và nhiệt huyết như các hoàng tử của sư phụ Drona mà. Nếu luyện cung hàng ngày mình chắc chắn sẽ trở thành một cung thủ."
Eklavya về khu rừng của tộc mình và lấy chút bùn từ một dòng sông gần đó. Cậu nặn ra một bức tượng sư phụ Dronacharya rồi chọn một vạt rừng trống, hẻo lánh để đặt bức tượng ở đó. Eklavya làm việc này vì tin tưởng tuyệt đối rằng nếu luyện tập trước sự có mặt của sư phụ thì cậu sẽ trở thành một cung thủ tài năng. Do đó, dù Guru có lảnh tránh cậu thì cậu vẫn giữ lòng tôn kính ông và vẫn coi ông là sư phụ của mình.
Hàng ngày, cậu mang cung tên, hành lễ trước tượng của Drona và bắt đầu tập luyện. Cuối cùng thì niềm tin, sự can đảm và tính kiên nhẫn đã biến Eklavua của tộc người chỉ chuyên săn bắn thành một cung thủ phi phàm, còn vượt trội hơn cả Arjuna, học sinh xuất sắc nhất của sư phụ Drona.
Một ngày nọ, trong khi Eklavya đang luyện tập, cậu nghe tiếng chó sủa. Lúc đầu cậu không để tâm nhưng tiếng ồn không ngớt trong lúc đang luyện cung khiến cậu bực bội. Cậu dừng tập và đi về nơi con chó đang sủa. Trước khi con cho kịp ngậm mồm lại hoặc bỏ đi, Eklavya bắn liên tiếp 7 mũi tên nhanh như gió lấp đầy mồm con chó mà không làm nó bị thương. Kết quả là, nó đi lang thang trong rừng với cái mồm ngoạm đầy mũi tên.
Tuy nhiên, Eklavya không phải là người duy nhất luyện cung. Cậu không hay biết thực tế rằng cách đó không xa, các hoàng tử của vua Pandava cũng có mặt trong vùng rừng này. Định mệnh đã xảy ra, ngày hôm đó, họ đi cùng sư phụ của họ, Drona, người đang chỉ cho họ về một số điểm luyện cung tốt hơn bằng cách để họ học được điều kiện cuộc sống thực tế của khu rừng rộng lớn.
Trong khi đang luyện tập, họ tình cờ bắt gặp con chó bị "bịt mồm" và lấy làm thắc mắc ai có thể thực hiện được một kỳ công bắn cung như vậy. Drona cũng ngạc nhiên. "Tài bắn cung xuất chúng như vậy chắc hẳn phải đến từ một cung thủ cừ khôi." Drona thừa nhận. Ông nói với các hoàng tử rằng nếu có một cung thủ xuất sắc như vậy chắc chắn ông cần được diện kiến. Buổi luyện tập dừng lại và họ bắt đầu cùng nhau lùng sục khu rừng tìm ra người đứng sau kỳ công đó. Họ tìm thấy một người làn da đen nhẻm mặc quần áo đen tuyền, người cậu nhớp nhác đầy rác bẩn còn mái tóc bết thành từng mớ. Đó chính là Eklavya. Dronacharya bước tới chỗ cậu.
"Tài bắn cung của ngươi thật xuất chúng!" Drona ngợi khen Eklavya rồi hỏi, "Người đã học được từ ai món bắn cung này?" Eklavya vui sướng khi nghe được những lời khen của Drona. Cậu sẽ ngạc nhiên đến thế nào nếu cậu nói với Drona rằng thực ra, ông chính là sư phụ của cậu! "Từ thầy, sư phụ của con. Thầy chính là sư phụ của con." Eklavya khiêm nhường đáp.
"Sư phụ của cậu ư? Sao ta có thể là sư phụ của cậu được? Trước giờ ta chưa từng gặp cậu mà!" Drone ngạc nhiên thốt lên. Nhưng rồi đột nhiên ông nhớ ra điều gì dfdos. Ông nhớ về một cậu bé hăm hở đã tới thăm học đường của ông vài tháng trước. Giờ ta nhớ ra rồi. "Con không phải chính là cậu bé thợ săn ta đã từ chối nhận vào võ đường của ta vài tháng trước đó sao?"
"Vâng, thưa sư phụ," cậu bé đáp. "Sau khi rời võ đường của sư phụ, con về nhà và nặn ra một bức tượng giống thầy và hàng ngày tới hành lễ. Con đã tuyện tập trước hình ảnh của thầy. Thầy từ chối dạy con nhưng bức tượng của thầy thì không. Nhờ có nó, con đã trở thành một cung thủ giỏi giang."
Nghe thấy điều này, Arjuna trở nên tức giận. "Nhưng thầy đã hứa với ta rằng thầy sẽ biến ta trở thành cung thủ điệu nghệ nhất thế gian này mà!" vị hoàng tử buộc tội Drona. "Giờ sao lại vậy được chứ? Một tên thợ săn tầm thường đã trở nên xuất sắc hơn ta!"
Các hoàng tử khác nhớ rằng sư phụ của họ thường xuyên ca ngợi Arjuna rằng cậu rất có tài nghệ và sẽ là cung thủ vĩ đại nhất vương quốc này. Họ hồi hộp chờ đợi. Giờ sư phụ của họ sẽ làm gì đây?
Không thể trả lời được câu hỏi của Arjuna, Drone vẫn giữ im lặng. Vị sư phụ nhân này quá thật vọng vì lời hứa với Hoàng tử Arjuna sẽ không thể thực hiện được. Ông cũng tức giận Eklavya vì đã không vâng lời mình. Vì thế, ông ta lên kế hoạch trừng trị Eklavya. "Guru dakshina của con đâu? Con phải biếu ta một lễ vật vì đã huấn luyện con," ông thầy yêu cầu. Cuối cùng công cũng tòm được cách để Eklavya phải chịu đau khổ vì tội cãi lời mình.
Eklavya mừng vui khôn xiết. Guru dakshina là học phí hay lễ vật tự nguyện mà mỗi môn đệ dành cho sự phụ của mình ở cuối khóa học luyện. Guru dakshina parampara, nghĩa là truyền thống thầy-trò là một truyền thống linh thiêng trong Ấn Độ giáo. Ở cuối mỗi khóa học, thầy giáo yêu cầu được tặng "guru dakshina," vì võ đường không nhận học phí. Mỗi guru dakshina là lễ vật cuối cùng mà một môn đệ tặng cho người thầy của mình trước khi rời khỏi võ đường. Giáo viên hoặc có thể yêu cầu thứ gì đó hoặc có thể không.
"Thưa sư phụ, con sẽ là người hạnh phúc nhất thế gian khi được phục tùng thầy. Cứ yêu cầu bất cứ thứ gì và con sẽ dâng lên thầy làm guru dhakshina của con." cậu nói. "Ta có thể yêu cầu thứ mà cậu không muốn cho ta. Nếu con từ chối dakshina mà ta muốn thì sao nhỉ? Drona xảo quyệt hỏi.
Eklavya lấy làm ngạc nhiên. Người ta cho rằng sẽ là một sự sỉ nhục nghiêm trọng và một tội ác ghê ghớm nếu dakshina của thầy bị từ chối. "Không đâu! Làm sao có thể chứ, thưa sư phụ? Con không vô ơn đến vậy đâu. Con sẽ không bao giờ từ chối bất cứ thứ gì thầy yêu cầu đâu, thưa sư phụ," cậu bé hứa mà không hề mảy may nghi ngờ.
Drona không chờ đợi thêm nữa. "Eklavya này, Ta mốn ngón cái tay phải của cậu làm guru dhakshina của ta," ông tuyên bố. Sự yên lặng bao trùm mọi người. Ai nấy cũng đều sốc, kể cả Arjuna. Cậu nhìn sư phụ mình kinh hãi và hoài nghi. Sao thầy mình có thể đưa ra một yêu cầu độc ác đến như vậy? Không phải quá tàn nhẫn với chỉ là một cậu bé thôi sao?
Eklavya im lặng một lát. Không có ngón tay cái, cậu sẽ không bao giờ có thể bắn cung lại nữa. Nhưng, sư phụ chắc chắn sẽ cảm thấy hài lòng. "Được thôi, thầy sẽ có món quà mình muốn," cậu nói. Rồi, không hề nao núng, Eklavya rút dao ra và cắt ngón tay cái! Hoàng tử há hốc mồm kinh ngạc trước hành động dũng cảm của Eklavya. Nhưng, cậu bé bộ tộc không hề tỏ dấu hiệu đau đớn và dâng ngón tay đã cắt rời cho Dronacharya.
"Đây là Guru Dakshina của con, thưa sư phụ," Eklavya nói. "Con vui vì thầy đã chấp nhận con làm môn đệ, cho dù con chỉ là một thợ săn đẳng cấp Shudra."
Vị hiền nhân nhún nhường. Ông cầu xin thần linh phù hộ cho cung thủ trẻ vì sự cản đảm của cậu. "Eklavya này, dù không có ngón tay con vẫn sẽ là một cung thủ vĩ đại nổi tiếng. Ta cầu phúc cho con rằng con sẽ được người đời ghi nhớ mãi mãi vì lòng trung nghĩa của con dành cho sư phụ của mình," Drona tuyên bố và rời khỏi khu rừng. Ông xúc động và đau lòng vì hành động của chính mình. Nhưng ông cũng hài lòng vì lời hứa với Arjuna đã không bị phá vỡ. Các vị thần linh trên cao sẽ phù hộ cho Eklavya.
Dù bị tật nguyền nhưng Eklavya vẫn tiếp tục luyện cung hàng ngày. Sao cậu có thể làm được việc đó? Khi người ta tận tâm tận lực thì đến đồi núi cũng phải cúi đầu. Nhờ luyện tập, Eklavya không chỉ bắn cung được bằng ngón trỏ và ngón tay giữa mà thậm chí còn trở nên điêu luyện hơn trước. Danh tiếng của cậu ngày càng vang xa. Khi Drona biết được điều này, ông âm thầm cầu nguyện cho cậu bé và cầu xin thần linh thứ tội.
Và, đúng như lời nguyện cầu của Drona, Eklavya được người đời ngợi ca là môn sinh dũng cảm và trung nghĩa nhất trong sử thi Mahabharata.
Bài học: Bất cứ kiến thức nào Người thầy dạy cho Học trò của mình đều có giá trị trong cuộc sống của Học trò khi trò tiếp bước vào đời. Nghĩ mà xem, từ thủa Mẫu giáo cho đến mức học cao nhất mà bạn hoàn thành, bạn sẽ học được gì nếu trong đời không gặp được những người thầy. Bố mẹ cho ta cuộc sống, tình yêu thương và giúp ta định hướng nhưng thầy cô giúp ta biết cách sống, mở đường chỉ lối cho ta và giúp ta tự tin để có thể chọn được con đường đúng đắn. Hãy luôn kính trọng thầy cô, đừng đánh giá họ thấp hơn bố mẹ mình. Khi học sinh thành công trong học tập và trong cuộc sống, thì chính học sinh mới là người được Người khác tán dương, chứ không phải người đã truyền thụ kiến thức để học sinh ấy bước đến thành công. Hạnh phúc của thầy là thành công nơi trò và đã làm trò thì tối thiểu không được phép quên tỏ lòng biết ơn lễ độ tới người đã giúp mình vững bước trong cuộc đời. Và, nếu bạn đã học được những gì mà thầy cô đã cống hiến và biết kính trọng thầy cô thì trên bước đường đời sẽ luôn trải đầy hoa hồng.
Nguồn: moralstories.org
Đăng nhận xét
0 Nhận xét