Nhập nội dung vào đây để tìm kiếm!

Câu chuyện truyền cảm hứng về Bessie Blount Griffin

Là người tiên phong về cả vật lý trị liệu và pháp y, Bessie Blount Griffin được biết đến nhiều nhất với việc tạo ra các thiết bị giúp các cựu binh tàn tật trong Thế Chiến II và dạy họ cách viết bằng răng và chân.

Một bác sĩ vật lý trị liệu, nhà phát minh, nhà văn và một chuyên gia phân tích chữ viết pháp y, Bessie Blount Griffin bắt đầu sự nghiệp trong một trường học một phòng biệt lập không có sách giáo khoa – và trở nên vĩ đại. Trong thời kỳ có rất ít phụ nữ da màu làm việc trong các lĩnh vực khoa học, bản tính quyết đoán và sở trường sáng tạo của Blount đã giúp bà trở thành một người tiên phong trong mọi lĩnh vực mình tham gia.


Bị buộc phải nghỉ học sau lớp sáu, Bessie Blunt Griffin vẫn tiếp tục trở thành y tá, nhà phát minh và người tiên phong trong cả vật lý trị liệu và pháp y.

Bà là người phụ nữ da màu đầu tiên xuất hiện trong The Big Data, chương trình truyền hình về những phát minh thời hiện đại những năm 1950, và là người phụ nữ da màu đầu tiên được chấp nhận tiếp tục những nghiên cứu cao cấp tại Phòng tư liệu của trụ sở cảnh sát Scotland Yard của nước Anh. Bà cũng là một sáng lập viên của Hiệp hội phân tích chữ viết của Mỹ và thường viết nhiều bài quan trọng cho các từ báo và tạp chí của người da màu.

Tuy vậy, có lẽ bà nổi tiếng nhất khi làm việc với những cựu thương binh, sáng chế và dạy họ các kỹ năng giúp họ có thể thực hiện các công việc hàng ngày.

Đây là câu chuyện về Bessie Blount Griffin, nhà khoa học đa tài và nhiệt huyết, người vượt qua mọi trở ngại – và làm nên lịch sử.

Bessie Blount Blount đang dạy thương binh viết chữ bằng chân với tư cách là nhà vật lý trị liệu sau chiến tranh.

Tuổi trẻ và công việc vật lý trị liệu đầu tiên của Blount Griffin

Bessie Blount Griffin sinh ngày 24 tháng 11 năm 1914, tại cộng đồng người da màu Hickory, Virginia (nay là Chesapeake). Việc học hành của bà bắt đầu tại ngôi trường làng một phòng có tên Trường Tiểu học Diggs Chapel. Theo tờ the New York Times, ngôi trường do các thành viên cộng đồng người da màu xây lên sau Nội Chiến làm nơi để dạy dỗ con em những người bị bắt làm nô lệ trước đây.

Chính tại đây Blount bất đồng với một cô giáo dạy thủa nhỏ trong một sự kiện đã giúp định hình toàn bộ tương lai của bà.

Blount là người thuận tay trái, điều được cho là không thể chấp nhận được vào thời điểm đó. Khi bắt gặp bà viết bằng tay trái, cô giáo quở trách bằng cách gõ vào tay bà. Vốn bướng bỉnh và có óc sáng tạo ngay từ nhỏ, Blount phản đối cách phạt này bằng việc tự luyện, không chỉ thuận cả hai tay mà còn viết được bằng răng (miệng). Bà cũng học được cách viết bằng chân.

“Nếu viết bằng tay trái là sai trái, thì viết bằng tay phải cũng vậy,” sau này bà cho hay.

Tạp chí Smithsonian đưa tin, không có trường học nào gần chỗ ở của Blount nhận người da màu vào học cao hơn, vì thế sau khi hoàn thành mọi việc học tập chính quy tại nhà trường tới lớp sáu, bà tự lập kế hoạch học tập cho bản thân.

Sau khi quyết tâm muốn trở thành một bác sĩ vật lý trị liệu, bà nhận được một vinh dự hiếm có vào thời điểm đó. Blount được nhận vào học tại Trường Đại học Union Junior và Trường Đại học Giáo dục thể chất và Vệ sinh học Panzer. Khi đã trở thành bác sĩ trị liệu, bà tiếp tục dạy những thương binh trở về từ Thế Chiến II cách thực hiện những công việc hàng ngày sau khi họ bị thương tật mất tay hoặc chân trên chiến trường. Không chỉ những việc thiết yếu như ăn uống mà còn viết chữ nữa.

Và nếu có một việc mà Bessie Blount Griffin có thể dạy từ trải nghiệm trực tiếp, thì đó là thay đổi các cách viết chữ. Không lâu sau, bà đã dạy cho các bệnh nhân viết được bằng răng (miệng) và chân hệt những gì bà đã luyện được nhiều năm trước đó.

“Mọi người không bị tàn phế, chỉ là tàn phế trong tinh thần thôi,” bà nói với các thương binh.

Chẳng lâu sau, công việc với những cựu thương binh đã truyền cảm hứng cho bà tạo ra mát minh đầu tiên của mình.


Nhà khoa học Bessie Blount Griffin đang làm việc.

Những phát minh đột phá của Griffin dành cho những thương binh

Bessie Blount Griffin trở thành bác sĩ trị liệu có giấy phép và dạy thương binh các kỹ năng viết chữ tại Bệnh viện Bronx (giờ là Trung tâm Y tế Bronx – Li băng) ở New York.

Trong khi làm việc ở đây, bà nhận thấy rằng những thương binh có thể được hưởng lợi rất lớn từ cách tự ăn lấy mà không cần người chăm sóc. Bà nảy ra ý tưởng thiết kế một thiết bị bón ăn điện tử cho phép một bệnh nhân ngậm một chiếc ống và những mẩu thức ăn được truyền tới miệng họ.

Blout làm việc với nguyên mẫu đầu tiên trong bếp của mình, nấu chảy nhựa bằng nước nóng và sử dụng các công cụ quen thuộc hàng ngày như giũa, búa và rùi đục để tạo hình cho thiết bị.

Năm 1951 bà được cấp bằng sáng chế cho một phần thiết kế của mình, một chiếc giá đỡ di động sử dụng một chếc nẹp cổ có tích hợp giá đỡ để giữ bát hoặc cốc gần miệng. Bà hào hứng đưa nó vào sử dụng. Tuy nhiên, Hội cựu chiến binh không muốn dính dáng gì đến phát minh của Blount. Thay vào đó, bà tặng nó cho chính phủ Pháp để họ có thể bắt đầu giúp đỡ nhân dân.

Blount còn sáng chế ra một chiếc chậu nôn dùng một lần để chứa chất thải và dịch lỏng của cơ thể, nó sẽ giúp các bệnh viện không phải rửa chậu cứ sau mỗi lần sử dụng. Bà tạo hình nguyên mẫu đầu tiên từ hỗn hợp gồm bột mì, nước, và giấy báo. Hội cựu chiến binh, lần nữa, lại không quan tâm. Bà bán ý tưởng này cho nước Bỉ, và ngày nay họ vẫn sử dụng một phiên bản của nó.

Theo gia đình bà, Blount không bao giờ ngừng phát minh, nhưng đã thôi đăng ký bằng sáng chế cho những sáng chế của mình.


Bessie Blount Griffin chưa bao giờ thôi ngưng làm việc trong bất kỳ lĩnh vực khoa học và y học nào cho đến ngày bà qua đời.

Nghề nghiệp thứ hai, phân tích chữ viết của Bessie Blount Griffin

Vào những năm 1960, Blount bắt đầu sự nghiệp thứ hai đó là tiến hành nghiên cứu pháp y cho các sở cảnh sát ở Vineland, New Jerrsey và Virginia. Chuyên môn của bà là phân tích chữ viết để mô tả hành vi của một người.

“Tôi đã được dạy rằng chữ ký của một người là những dấu vân tay ‘được viết ra’ và [chúng] cũng có giá trị hệt như những vân tay trên các ngón tay hoặc các dấu vân chân của người đó,” bà viết.

Trong những năm 1970, Blount làm trưởng giám định viên tài liệu ở Portsmouth, Virginia. Cuối cùng, bà kết thúc công việc tại sở cảnh sát Scotland Yard, nước Anh làm chuyên gia phân tích chữ viết. Bà chuyên về phát hiện các tài liệu giả mạo.

Bessie Blount Griffin tiếp tục làm cố vấn phân tích pháp y tới những năm 80 tuổi. Dù đã về hưu, nhưng bà vẫn chưa nghỉ ngơi, mà trao đổi với các bảo tàng và các nhà nghiên cứu, xác định tính xác thực của các tài liệu và thư tín có từ trước thời kỳ Nội chiến liên quan đến việc buôn bán nô lệ, cũng như các hiệp ước của người Mỹ bản địa.

Một lần, Blount quan sát chữ viết tay của câu cháu trai 12 tuổi, Nicholas và chẩn đoán (chính xác) về việc cậu bị yếu thị lực một bên mắt.

“Bà nói tất cả đều nằm trong chữ viết của bạn, vì chữ viết của bạn cho thấy thể chất và tinh thần của bạn như thế nào,” cậu cháu Nicholas Griffin cho hay. “Nó một phần mang tính khoa học nhưng phần là một món quà – và đó cũng là những gì bà có.”

Bessie Blount Griffin qua đời năm 2009 tại nhà riêng ở Newfield, bang New Jersey, thọ 95 tuổi.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét