Nhập nội dung vào đây để tìm kiếm!

Tầm quan trọng của lao động chăm chỉ

Palampur là một ngôi làng nhỏ gần thành phố Shimla. Người dân nơi đây là những người lao động bình thường và kiếm được rất ít tiền dành cho kế sinh nhai. Gần ngôi làng có một nhà ga, nơi có một con chợ nhỏ phát triển đúng lúc. Ramlal là một lao động nghèo ở ngôi làng và thường làm việc trong ngôi chợ này để kiếm đồng ra đồng vào hàng ngày. Đây là nguồn thu nhập duy nhất của Ramlal và ông có rất nhiều món nợ phải chi trả - tiền ăn học, quần áo v.v… của các con. Ông có 4 đứa con nhưng Ghola là đứa ngỗ ngược hơn cả. Cậu chẳng thiết học hành. Cậu thường viện cớ để không phải tới trường. Không chỉ có vậy, cậu thích ăn sô cô la, kẹo bơ cứng và đồ ăn vặt hơn là thức ăn nhà làm. Hàng ngày, cậu thường lấy tiền của cha lấy cớ này nọ và tiêu xài hoang phí.

Ramlal lấy làm rất lo cho cậu con trai Bhola, người có những thói hư tật xấu như vậy. Một hôm, ông đưa ra một quyết định nghiêm khắc để trị đứa con này. Ông thề từ rày trở đi sẽ không cho cậu một đồng nào.

Những lời này của cha khiến Bhola buồn. Cậu kết luận rằng hôm nay không phải ngày tốt với cậu. Nếu không kiếm được tiền, tối đến cậu sẽ không có gì bỏ vào bụng. Cậu nghĩ, “Mình nên đi đâu đây? Mình phải xin mẹ 50 rupi và đó là cách giải quyết vấn đề của hôm nay.” Thế là, cậu tới chỗ mẹ và kể lại mọi chuyện với bà. Bà mẹ cho cậu 50 rupi. Cậu chạy tới chỗ cha và đưa cho cha số tiền.

Ramlal biết con trai mình đã không hề kiếm được tiền mà lấy từ người khác. Bởi vậy, ông bảo con trai mình quẳng chỗ tiền xuống giếng. Bhola ném chỗ tiền xuống giếng.

Ramlal giải thích với cậu. “Ta đã yêu cầu con tự kiếm ra tiền cơ mà. Sao con lại đi xin mẹ? Tự đi kiếm lại số tiền đó đi. Nếu không kiếm nổi 50 rupi, tối đến con sẽ không có gì bỏ vào dụng đâu. Đi làm đúng những gì ta đã bảo đi.”

Mặc dầu vậy, Bhola không coi trọng những lời cha nói. Cậu lại tìm tới mẹ, kể cho bà mọi chuyện và xin 50 rupi. Nhưng lần này, mẹ cậu từ chối. Sau đấy cậu tới nhà chị gái, kể chị nghe mọi huyện và xin tiền. Chị thấy thương và cho cậu 50 rupi. Cậu rất vui mừng và cầm chỗ tiền đó tới chỗ cha. Nhưng lại một lần nữa, cha bắ cậu quẳng nó xuống giếng. Cậu phải quẳng chỗ tiến xuống giếng.

Ramlal lại ra lệnh cho con trai, “Đi mà tự kiếm lấy.” Cậu con trai hoang mang lại tới xin tiền mẹ nhưng bà không cho. Cậu lại tới nhà chị những chị cũng khước từ.

Bhola bước ra khỏi nhà. Cậu rất buồn và mất hết hy vọng. Cậu ngồi bên vệ đường và bắt đầu khóc. Đúng lúc đó, có một người khách qua đường hỏi cậu, “Sao con lại khóc?” Bhola đáp, “Con cần gấp 50 rupi. Bố con bảo trong hôm nay phải kiếm được 50 rupi. Nếu không làm được, ông ấy sẽ không cho con ăn tối.” “Đúng thế, con phải làm việc và kiếm tiền. Sẽ chẳng có ai trả cho con nếu con không chịu làm. Sao con không đến nhà ga bê giúp hành khách hành lý đi.” Rồi người khách qua đường đưa hành lý của mình cho cậu bé mang tới nhà ga và trả cho cậu 20 rupi. Được khích lệ bởi công việc mà người khách qua đường đã đề xuất, Bhola giúp những hành khách khác mang hành lý tới nhà ga và tới tối kếm được thêm 30 rupi nữa. Lúc này, cậu đã có tất cả 50 rupi. Cậu vội về nhà.

Sau khi về đến nhà, cậu đưa cha số tiền đã kiếm được. Nhưng lại lần nữa, cha bắt cậu ném chúng xuống giếng.

Lần này, Bhola không ném tiền xuống giếng. Thay vào đó, cậu nói với cha, “Số tiền này con không xin mà đã kiếm ra bằng làm lao động chăm chỉ. Con sẽ không quẳng nó xuống giếng đâu cha. Con đã làm việc khuân vác hành lý ở nhà ga. Con đã không làm việc chăm chỉ vì thế con không thể ném nó đi được. Con muốn giữ lại nó hơn.” Nghe được điều này, Ramlal âu yếm vỗ về cậu con trai. Ông nói thêm, “Ta cũng kiếm tiền bằng lao động chăm chỉ và cũng chính số tiền ấy bị con dùng để tiêu xài vào những thứ vô ích. Ta hy vọng giờ con đã hiểu được giá trị của việc lao động chăm chỉ và già trị của đồng tiền.” Ông nói tiếp, “Đáng khen là con đã không để mất hy vọng mà tiếp tục nỗ lực kiếm tiền. Giờ nhiệm vụ của con là học tập và học cho thật giỏi để trở thành một công dân tốt.”

Bhola rất vui sướng. Niềm tự tin của cậu tăng thêm và cậu nói, “Con sẽ sống chăm chỉ và không bao giờ tiêu tiền hoang phí nữa. Con cũng sẽ cố gắng trở thành một công dân tốt ạ.”


Đăng nhận xét

0 Nhận xét