Nhập nội dung vào đây để tìm kiếm!

Chuyến xe cuối cùng

Hai mươi năm trước, tôi lái xe tắc xi để kiếm sống. Một hôm tôi lái xe tới đón khách tại một tòa nhà lớn giữa đêm khuya. Tòa nhà tối đen ngoại trừ một ánh sáng le lói trong một ô cửa sổ ở tầng một.

Trong những trường hợp thế này thì nhiều tài xế khác sẽ bóp còi liên tục một đến hai lần, đợi một lát rồi rồ máy bỏ đi. Tôi tôi đã được chứng rất rất nhiều người bần cùng phải phụ thuộc vào tắc xi vì đó là phương tiện đi lai duy nhất của họ. Nếu trước một tình huống cảm thấy có gì nguy hiểm, tôi sẽ luôn bước tới cửa của ngôi nhà. Hành khách này đó có lẽ là người cần mình giúp đỡ, tôi tự nhủ. Và thế là tôi bước tới ngôi nhà rồi gõ cửa.

“Hãy đợi chút,” một giọng nói yếu ớt, của người già đáp lại.

Tôi có thể nghe thấy có thứ gì đó đang bị kéo đi trên sàn nhà. Sau một lát, cánh cửa bật mở. Môtk người phụ nữ 80 tuổi, nhỏ nhắn đứng trước mặt tôi. Bà mặc một chiếc váy vải hoa và đội một chiếc mũ gắn mạng xung quanh, giống nhân vật trong những bộ phim hồi thập niên 40. Bên cạnh bà là một chiếc va li nhựa nhỏ.

Căn hộ trông như thể chưa có ai ở đó nhiều năm. Tất cả đồ đạc được phủ kín. Trên trường không có đồng hồ, trên bàn bar không có đồ dùng hay đồ trang trí nào. Trong góc nhà có một chiếc hộp bằng bìa cứng đựng đầy ảnh và đồ thủy tinh.

“Anh sách giúp tôi chiếc va li ra ngoài xe nhé!” bà nói. Tôi sách chiếc va li ra ngoài xe rồi trở lại đón bà cụ. Bà vịn lấy tay tôi rồi bước chậm rãi tới chỗ chiếc xe. Bà không ngừng cảm ơn tôi vì đã giúp bà.

“Không có gì đâu ạ,” tôi nói với cụ. “Cháu chỉ cố gắng đối xử với khách hàng của mình như cách mà cháu muốn đối xử với mẹ cháu mà thôi.

“Ôi, đúng là cậu bé ngoan,” bà nói. Sau khi lên xe, bà đưa cho tôi địa chỉ rồi nói, “Cậu có thể chở tôi vào thành phố được chứ?”

“Không hề gần tí nào đâu đấy ạ,” tôi đáp lại ngay.

“Ồ, không sao,” bà nói. “Ta không vội đâu. Ta đang trên đường tới nhà tế bần mà.”

Tôi nhìn vào tấm gương chiếu hậu. Đôi mắt cụ đang long lanh.

“Ta không còn ai thân thích cả,” bà nói tiếp. “Bác sĩ bảo ta không còn nhiều thời gian nữa.”

Tôi lặng lẽ với tay tắt đồng hồ đo. “Bà muốn cháu chở tới đường nào ạ?” tôi hỏi.

Hai tiếng sau, chúng tôi tới thành phố. Bà chỉ cho tôi căn nhà nơi trước đây bà từng làm thợ vận hành thang máy. Chúng tôi đi qua vùng mà bà cùng chồng từng sống hồi mới cưới. Bà bảo tôi đỗ lại lại trước một nhà kho nơi mà trước đây là một phòng khiêu vũ mà từng lui tới khi còn trẻ.

Chốc chốc bà lại yêu cầu tôi lái dừng lại trước một tòa nhà hay một góc phố nào đó và bà thường nhìn không rời mắt vào trong bóng tối mà không nói lời nào cả.

Khi tia nắng đầu tiên đang nhú lên từ phía chân trời, bà đột nhiên nói, “Ta mệt rồi. Giờ đi thôi.”

Chúng tôi cũng im lặng tới địa chỉ mà bà đã chỉ.

Đó là một ngôi nhà nhỏ, giống như một viện dưỡng lão, có một lối đi dành cho xe hơi dưới cổng vào. Ngay sau khi chiếc xe dừng lại, hai nhân viên phục vụ đi đến. Họ rất lo lắng và chăm chú, theo dõi từng cử động của bà. Có lẽ họ đã rất mong đợi bà. Tôi mở cốp xe và xách chiếc va li vào trong. Bà lão giờ đã ngồi trên chiếc xe lăn.

“Ta phải trả cậu bao nhiêu?” bà lão vừa hỏi vừa với lấy chiếc ví.

“Không trả gì đâu ạ,” tôi đáp.

“Cậu cũng phải kiếm sống mà,” bà đáp lại.

“Cháu còn những hành khách khác nữa mà.”

Gần như không phải suy nghĩ gì, tôi cúi xuống và ôm lấy bà. Bà ôm tôi thật chặt.

“Con đã mang lại chút niềm vui cho một bà lão đấy,” bà nói. “Cảm ơn con nhé.”

Tôi siết chặt bàn tay bà rồi bước đi trong ánh sáng lờ mờ sớm mai. Phía sau tôi, một tiếng sập cửa vang lên. Đó là âm thanh khép lại một cuộc đời. Thoáng nghĩ lại, tôi không cho rằng mình đã làm được một việc gì quan trọng hơn trong đời.

Ca làm việc đó tôi không chở thêm vị khách nào nữa. Tôi lái xe bâng quơ, không mục đích. Suốt thời gian còn lại ngày hôm đó, tôi hầu như không nói gì. Bà lão ấy sẽ thế nào nếu gọi phải một tài xế nóng tính hay gặp phải một người không thể kiên nhẫn đến cuối ca làm việc đó? Bà lão sẽ thế nào nếu tôi từ chối chở hay chỉ bấm còi một lẫn rồi bỏ đi? Chúng ta nên nghĩ rằng cuộc sống của chúng ta xoay quanh những khoảnh khắc tuyệt diệu. Nhưng, những khoảnh khắc tuyệt diệu ấy thường chúng ta không nhận ra - rất đẹp - bởi nó ẩn chứa trong cái mà những người khác cho là nhỏ nhặt.

Một câu chuyện thật của Kent Nerburn




CHUYÊN MỤC

Đăng nhận xét

0 Nhận xét