Nhập nội dung vào đây để tìm kiếm!

Hai người ăn mày

Hai người ăn mày sống trong một khu rừng, ở gần một thành phố. Lẽ dĩ nhiên, họ là những kẻ đối địch vì cùng hành nghề và cạnh tranh giống nhau. Một người bị mù còn người kia bị què. Họ lúc nào cũng tranh nhau khách hàng. Họ có khách hàng và có cả địa bàn hoạt động.


Hai kẻ ăn mày cứ liên tục tranh giành nhau. Luôn có sự cạnh tranh và giành giật hết sức gay go. Và cũng vì lý do đó mà hai người trở thành những kẻ đối địch nhau suốt nhiều năm. Nhưng, một hôm khu rừng gặp hỏa hoạn. Người ăn mày mù hoàn toàn có thể đi và chạy được dù là nguy hiểm. Ông ta không thể biết được liệu mình có đang đi đúng hướng hay không, không biết chỗ nào không có lửa hay mình có thể chạy thoát khỏi đám lửa đang mỗi lúc lao vào mình nhiều hơn không.

Người ăn mày què không thể tự mình chạy đi mà đám cháy thì đang lan đi rất nhanh, gió lại thổi rất mạnh tuy nhiên ông ta có thể nhận ra vẫn còn có khả năng thoát nạn. Có một vài nơi đám lửa vẫn chưa chạm tới. Nhưng chẳng mấy chốc nó sẽ lan tới đó. Rồi không lâu sau, khắp mọi nơi sẽ chìm trong biển lửa. Cả hai người bỗng quên hết tất cả mâu thuẫn, cạnh tranh. Đây không phải lúc để tranh đấu mà là lúc để đoàn kết.

Thế rồi, người ăn xin mù nắm lấy đôi bờ vai kẻ ăn xin què, vậy là hai con người trở thành một. Giờ thì họ có cả mắt lẫn chân. Người ăn mày mù có thể nhìn thấy, chỉ bảo được cần phải chạy tới đâu và những hướng nào cần phải tránh. Còn, người ăn mày mù đủ sức có thể chạy cõng được theo người ăn mày mù. Cả hai cùng thoát khỏi khu rừng mà không hề hấn gì.

Bài học: Câu chuyện cổ này nói về trái tim và khối óc của bạn. Trái tim bạn có thể nhìn nhận được nhưng không thể nói. Khối óc bạn có thể cất tiếng nhưng không thể nhìn. Nếu bạn có thể làm cho con tim và khối óc của mình gắn kết hơn, làm cho tình yêu và lý trí gắn kết hơn, làm cho kinh nghiệm và sự diễn đạt gắn kết hơn thì có lẽ khối óc cũng có thể diễn đạt điều gì đó rất quan trọng. Dù có thể nó không trọn vẹn, không phải một sự biểu đạt thấu đáo nhưng có thể đó là một sự chỉ dẫn đúng hướng. 
CHUYÊN MỤC

Đăng nhận xét

0 Nhận xét