Tại một nhà hàng, một con gián đột nhiên từ đâu bay ra và đậu vào một quý bà. Quý bà này bắt đầu hét toáng lên sợ hãi. Với gương mặt bị hoảng loạn và giọng run sợ, cô bắt đầu giật nảy mình lên, hết sức cố gắng đuổi con gián đi bằng cả hai tay.
Phản ứng của cô dễ làm lây truyền, bởi mọi người trong nhóm của cô cũng trở nên hoang mang. Cuối cùng cô cũng đuổi được con gián đó đi nhưng nó lại đậu vào một quý cô khác trong nhóm.
Lúc này đến lượt quý cô khác trong nhóm tiếp diễn tình huống trớ trêu này. Bồi bàn vội chạy tới để giải cứu. Trong lúc đuổi giúp, con gián tiếp tục rơi trúng người bồi bàn. Bồi bàn vững vàng, bình tĩnh và quan sát hành động của con gián trên áo mình. Khi đã đủ tự tin, anh ta dùng tay túm lấy nó và ném ra ngoài nhà hàng.
Nhâm nhi ly cà phê và dõi theo trò buồn cười này, đầu óc tôi nảy ra một vài ý nghĩ và bắt đầu tự hỏi liệu con gián đó có phải chịu trách nhiệm cho thái độ có vẻ đóng kịch của chúng không? Nếu vậy, thì tại sao bồi bàn không bị bối rối? Anh ta kiểm soát được nó gần như là hoàn hảo mà không chút hoang mang.
It is not the cockroach, but the inability of the ladies to handle the disturbance caused by the cockroach that disturbed the ladies.
Không phải con gián đó mà chính sự bất lực của các quý cô trong việc kiểm soát sự quấy rầy do con gián gây ra đã làm hoảng loạn các quý cô.
Những phản ứng luôn mang tính bản năng nhưng trái lại những đáp trả luôn được cân nhắc kỹ, kịp thời và hợp lý để cứu vãn một tình thế vuột khỏi tầm tay, tránh được những rạn nứt trong một mối quan hệ, tranh đưa ra những quyết định trong cơn giận dữ, lo âu, căng thẳng hoặc vội vã.
Đăng nhận xét
0 Nhận xét