Nhập nội dung vào đây để tìm kiếm!

Hành động tử tế và thiện ý

Ông Phillips vừa chuẩn bị rời khỏi văn phòng thì chợt nhớ ra lời vợ dặn mua về 1 cân chuối. Sau khi bước ra ngoài, ông trông thấy một bà cụ ốm yếu ở bên kia đường. Bà đang bán chuối. Ông Phillips thường mua chuối ở một cửa hàng cách văn phòng vài dãy nhà nhưng vì hôm nay đang vội về nhà nên anh nghĩ sẽ chỉ sang bên kia đường mua chuối mà thôi.


Ông tới chỗ bà cụ và hỏi giá. Bà cụ định giá 7 đô la một cân. Ông nói, “Nhưng cửa hàng nơi tôi thường mua giá chỉ 5 đô thôi, cụ có thể bán cho tôi cùng giá đó không?” Bà lão bảo, “Không được đâu chú, tôi không thể bán cho chú với cái giá đó. Tôi có thể bán cho chú 6 đô một cân. Đó là cái giá phải chăng nhất tôi có thể đưa ra cho chú rồi đấy.” Ông Phillips bảo bà lão, “thôi, quên đi.” Ông đánh xe tới chỗ cửa hànhg hoa quả quen mua.

Ông bước vào và nhặt một nải chuối ngon. Ông tới chỗ thu ngân để trả tiền nhưng lấy làm ngạc nhiên khi nhân viên thu ngân báo ông giá 1 cân chuối là 10 đô. Ông bảo thu ngân, “Vài năm qua tôi chỉ mua chuối ở đây và đấy là một sự tăng giá quá quắt, cô có thể bán cho tôi với một mức giá phải chăng hơn không vì tôi là khách hàng trung thành mà?” Quản lý cửa hàng nghe thấy tiếng ông liền lại đó. Ông nói với ông Phillips, “Xin lỗi ông nhưng giá của chúng tôi là cố định rồi, chúng tôi không mặc cả.” Ông Phillips cảm thấy khá tệ với thái độ dứt khoát đó. Ông nghĩ một thoáng rồi đặt nải chuối về chỗ cũ. Ông trở lại chỗ bà cụ. Bà nhận ra ông ngay và bảo ông, “Này chú, tôi không thể bán cho chú giá đó. Tôi sẽ không được lãi gì cả.”

Ông Phillips nói với bà lão, “Cụ đừng lo về giá cả. Tôi sẽ trả cụ 10 đô một cân. Giờ, lấy cho tôi 2 cân.” Bà lão rất vui mừng, bà đóng gói 2 cân chuối và bảo, “Tôi không thể lấy 10 đô nhưng tôi sẽ bán 7 đô một cân. Tôi rất cảm kích lòng tốt của chú.” Bà còn cho hay, “Ông xã tôi từng là chủ một cửa hàng hoa quả nhỏ nhưng giờ ông ấy ốm yếu lắm. Chúng tôi lại chẳng có con cái hay bà con họ hàng có thể cậy nhờ. Hai vợ chồng tôi phải bán cửa hàng của ông ấy để đủ chi trả viện phí mà không ấy vẫn không qua khỏi chú ạ.” Những giọt lệ lăn ra từ đôi mắt bà cụ. Bà cụ nói, “Nhưng, giờ để tự lo cho mình được tôi đang cố gắng bán những thứ tôi có thể mua đi bán lại, vì thế tôi có thể tiếp tục sống phần đời còn lại.”

Ông Phillips bảo bà cụ, “Cụ đừng lo. Cụ đang làm tốt và từ mai trở đi, tôi sẽ chỉ mua chuối của cụ.” Ông lôi ví ra và đưa thêm cho bà cụ 100 đô rồi nói, “Cụ cầm lấy cái này. Ngày mai mang tới bán thêm nhiều hoa quả khác nữa, cụ coi đây là tiền trả trước cho những hoa quả tôi sẽ mua của cụ. Cụ có thể kiếm được nhiều hơn nếu có nhiều lựa chọn hoa quả hơn để bán.” Bà cụ cảm ơn ông.

Sau đó, ông giới thiệu nhiều đồng nghiệp tới mua hoa quả của bà lão. Họ đã làm theo. Và với sự giúp đỡ từ ông Phillips và nhiều khách mua khác, bà lão đã kiếm sống được tốt hơn.
Bài học: Thường thì, chúng ta chọn tới những trung tâm hoặc cửa hàng buôn bán lớn để mua sắm. Chúng ta luôn trả tiền theo giá cố định mà không mặc cả. Điều đó tốt vì tất cả chúng ta đều có quyền lựa chọn và những người chủ của doanh nghiệp cũng đều có trách nhiệm. Tuy nhiên, cần dành ra một giây lát để suy nghĩ xem vì sao chúng ta không có can đảm hay không có lý do để ngã giá trong khi đang mua bán tại các cửa hàng lớn và tại sao chúng ta cứ cố nài giá nhiều với những người buôn bán nhỏ trên đường phố? Hãy suy tính khôn ngoan. Luôn giúp đỡ và ủng hộ ai đó phải làm việc chăm chỉ để kiếm sống và cần hỗ trợ. Hãy nghĩ mà xem, trong một thoáng, ông Phillips đã nghĩ gì và vì sao ông ấy quyết định mua hàng của bà cụ.
CHUYÊN MỤC

Đăng nhận xét

0 Nhận xét