Nhập nội dung vào đây để tìm kiếm!

Hệ quả của tính khiêm nhường

Ngày xưa có một người đàn ông nghèo tên Raghav. Ông nghèo đến mức chưa bao giờ dám nghĩ đến việc kết hôn và chịu trách nhiệm với gia đình. Ông chẳng bao giờ làm việc cố định ở một chỗ. Dù là bất kể công việc gì có được, ông đều làm toàn tâm toàn ý. Ông chẳng hề mặc cả về tiền công mà vui vẻ với thù lao mình nhận được. Đây là lý do vì sao quan năm ông không hết việc. Mọi người luôn muốn mướn Raghav làm thuê hơn người khác.


Đôi khi người ta mướn ông làm cả những công việc kỳ cục, chẳng hạn như đốn củi, giặt quần áo và tắm cho động vật. Cứ như thế, Raghav bận rộn cả ngày.

Hàng ngày, buổi tuối, trước khi trở về nhà, Raghav thường xuống sông tắm táp và vào đền làm lễ.

Một hôm, Raghav cảm thấy vị thần trong đền có chút phiền muộn và đang nhìn ông buồn bã. Ông nghĩ, “Ngài mệt mỏi, không chịu được khói nhang hay không kham nổi những vòng hoa nặng nề.”

Ông chắp tay thưa với vị thần, “Thưa thần linh, có vẻ như mệt mỏi rồi. Hãy theo tôi về tệ xá của tôi. Tôi sẽ đãi ngài thức ăn ngon.”

Vị thần mỉm cười trước tính chân chất và mộc mạc của Raghav.

Raghav ngạc nhiên khi thấy vị thần mỉm cười. Đang lúc ấy, vị thần nói lớn, “Về nhà và chuẩn bị thức ăn cho ta đi. Rồi sau đó, ngươi quay lại đây dẫn ta về cùng.”

Raghav cảm thấy tuyệt vời vì dù trong đền có đông người nhưng thần chỉ nói chuyện với ông.

Ngay lập tức, Raghav vội về nhà và chuẩn bị đồ ăn cho thần cũng như cho bản thân. Sau đó, ông trở ra đền để mời thần linh về nhà dùng bữa.


Raghav mới chỉ đi được một đoạn thì có một ông lão gọi ông lại và nói, “Con trai ơi! Ta đói quá. Đã hai ngày nay không có gì bỏ bụng. Con làm ơn cho ta chút thức ăn được chứ?” Raghav nói, “Tại sao không ạ? Lại theo con nào.”

Ông dẫn ông cụ tới nhà và mời ông ăn. Sau khi ăn xong, ông lão cảm ơn rồi cáo từ.

Lúc này, Raghav lại vội vã tới mời vị thần nhưng lại có một bà cụ gọi vọng từ phía sau, “Ta rất đói. Làm ơn cho ta chút thức ăn được không?” Raghav thấy thương bà lão và nói, “Làm ơn đi theo con.”

Ông dắt bà lão về nhà và đãi bà ăn. Ăn xong, bà lão cảm ơn ông và cáo lui.

Sau đó, Raghav lại vội quay ra đền để đưa vị thần về nhà. Tuy nhiên, lần này có một đứa bé đi ngang qua ông. Cậu bé nói với Raghav, “Con đói. Từ sáng tới giờ con chưa ăn gì cả.”

Dù Ragahv đang vội, nhưng ông dắt đứa trẻ về nhà và cho cậu bé ăn. Cậu bé cảm ơn và bảo với ông rằng mình là một đứa bé mồ côi thường đi xin ăn. Cậu còn nói thêm rằng mình không có chỗ nương náu.

Raghav động lòng thương mời cậu tới nhà mình sống. Ông nói với cậu bé, “Mai lại qua đây, ta sẽ mời con đồ ăn ngon.”

Đứa bé gật đầu và cáo biệt. Sau đó, Raghav lại tiếp tục tới ngôi đền để mời vị thần tới dùng bữa. Sau khi tới nơi, ông đứng trước bức tượng thần, nhắm mắt lại nói, “Thần linh ơi! Con rất xin lỗi ngài vì đến muộn.” Vị thần nói, “Nhưng ngươi đã mời ta ăn rồi mà.”

Raghav ngạc nhiên hỏi, “Ôi thần linh ơi! Con đã mời ngài khi nào vậy? Con không tài nào nhớ ra.”

Vị thần nói với ông, “Không phải ngươi đã mời hai cụ già và một cậu bé dùng bữa tại tệ xá của mình sao? Khi mời họ ăn, thực ra chính là lúc ngươi đã đãi ta. Ra rất cảm kích ngươi.” Lúc này, Raghav nói với vị thần, “Nhưng, chẳng phải nguời đã hứa là người sẽ tới tệ xá của con sao?”

Nghe được điều này, vị thần nói, “Thôi được. Hãy về nhà trước rồi ta sẽ có mặt ở đó ngay.” Say sau khi Raghav về đến nhà, ông nhìn thấy một chùm sáng chói lòa bay vào trong căn nhà của mình và sau đấy vị thần hiện ra. Raghav nói với vị thần, “Giờ con rất sung sướng khi người đã ghé qua tệ xá của con. Mời người an tọa. Vì nhà không còn đồ ăn nữa nên con sẽ mời ngài hoa quả.” Sau khi ăn hoa quả, vị thần cảm ơn Raghav. Raghav dập đầu dưới chân ngài và nói lời tạm biệt. Vị thần linh biến mất. Raghav cảm thấy hãnh diện vì đã được tiếp đãi thần linh tại chính ngôi nhà của mình. Hôm đó là ngày hạnh phúc nhất đời ông.

Khi lão phú ông của làng hay tin thần linh đã tới nhà Raghav, lão cảm thấy ghen tức. Lão nghĩ, “Ta đã bỏ ra rất nhiều tiền để xây lên ngôi đền đó. Vậy nhưng mà, thần linh chẳng lần nào tới nhà ta mà cũng chưa bao giờ nói chuyện với ta cả.” Thế là lão tới ngôi đền và nói với vị thần, “Ông chưa bao giờ tới nhà tôi. Tôi thỉnh cầu ông ghé qua.” Vị thần nói, “Con trai, về nhà chuẩn bị đồ ăn cho ra. Ta sẽ tới nhà ngươi.” Lão địa chủ quay về và lệnh cho người chuẩn bị nhiều món ngon khác nhau. Sau đấy, lão vội quay ra đền mời thần về. Trên đường đi, lão gặp một công cụ xin căn. Nhưng, lão tức giận mắng mỏ ông cụ. Sau đấy, lão gặp một bà cụ cũng xin ăn, lão cũng lờ đi. Lão bảo bà lão dẹp ra vì lão đang bận. Lão tiếp tục càu nhàu với người nghèo và những nguời ăn mày. “Ta không hiểu tất cả lũ người này cứ ở đâu ra vậy.”

Lát sau, có một cậu bé tiến lại gần lão và xin ăn. Tuy nhiên, lão đẩy cậu bé qua một bên và lao vội tới ngôi đền.

Sau khi tới đó, lão nhắm mắt, chắp tay khẩn cầu thần linh, “Thần linh ơi, thức ăn đã sẵn sàng rồi. Ta tới đây để mời ngài về nhà ta. Xin hãy theo ta.”

Vị thần linh nói, “Ta đã tới nhà ngươi đó rồi thôi nhưng nhà ngươi đâu có chào đón ta. Lúc đầu ta tới đó trong hình hài một ông cụ, rồi sau đó là một bà cụ rồi là một đứa bé nữa. Thế nhưng, nhà ngươi cư xử rất lỗ mãng.” Nói rồi, vị thần linh biến mất.

Lão phú ông cảm thấy rất buồn vì cách hành xử của mình. Ông nhận ra lỗi lầm của mình và hứa từ giờ sẽ không cư xử thô lỗ với bất cứ ai nữa. Từ đó trở đi, ông trở thành một người tử tế.

Nguồn: kidsgen 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét