Một ngày đông lạnh giá, Akbar và Birbal cùng đi dạo quanh một hồ nước. Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu Birbal rằng có một người đàn ông sẽ làm bất cứ thứ gì kiếm được tiền. Ông bày tỏ cảm xúc này với Akbar. Sau đó Akbar chạm ngón tay xuống mặt hồ rồi ngay lập tức rút lên bởi nó khiến ông lạnh rùng mình. Akbar nói, "Ta không nghĩ sẽ có người đàn ông mất cả đêm trong làn nước hồ lạnh cóng để kiếm được tiền đâu." Birbal đáp lại, "Thần đảm bảo mình có thể tìm ra người đàn ông như vậy." Akbar sau đó thách thức Birbal tìm được người như thế và nói rằng ông sẽ được nhận thưởng một ngàn lượng vàng.
Birbal lùng sục khắp nơi cho đến khi tìm được một người đàn ông khá liều mạng chấp nhận thách thức đó. Người đàn ông nghèo lội xuống hồ còn Hoàng đế Akbar yêu cầu bố trí lính gác gần anh ta để đảm bảo anh ta thực sự làm như đã hứa. Sáng hôm sau, đám lính gác giải người đàn ông nghèo tới Hoàng đế Akbar. Akbar hỏi ông có thực sự đã dành cả đêm ở dưới hồ. Người đàn ông nghèo đáp ông đã làm việc đó. Sau đó Akbar hỏi người đàn ông nghèo làm cách nào ông có thể ở dưới hồ suốt đêm.
Người đàn ông nghèo đáp gần đó có một ngọn đèn đường. Ông hết sức chú ý đến ngọn đèn đó, nhờ đó tránh được lạnh. Akbar sau đó nói rằng sẽ không có phần thưởng dành cho người đàn ông nghèo đã sống sót qua đêm dưới hồ nhờ hơi ấm của ngọn đèn đường này. Người đàn ông tội nghiệp tới nhờ Birbal giúp đỡ.
Hôm sau, Birbal không vào cung. Nhà vua, sau khi thắc mắc ông đi đâu, đã phái một sứ giả tới phủ của ông. Sứ giả trở lại cho hay rằng Birbal sẽ quay lại sau khi ông nấu xong cơm. Nhà Vua đợi nhiều giờ mà Birbal vẫn không thấy mặt. Cuối cùng, Vua quyết định thân chinh đến phủ của Birbal để xem ông đang làm gì.
Ông thấy Birbal đang ngồi trên sàn nhà gần một vài cành củi đang cháy và một niêu đầy gạo treo bên trên đống lửa tới hơn một mét. Nhà vua và đám người hầu không nhịn được cười.
Sau đó Akbar hỏi Birbal, "Sao gạo có thể được nấu chín nếu để cách xa ngọn lửa chứ?"
Birbal đáp, "Thì cũng tương tự cách người đàn ông nghèo nhận được hơi ấm từ một ngọn đèn đường cách mình tới hơn hai mét thôi ạ."
Nhà Vua nhận ra lỗi của mình và trao thưởng cho người đàn ông đó.
Birbal lùng sục khắp nơi cho đến khi tìm được một người đàn ông khá liều mạng chấp nhận thách thức đó. Người đàn ông nghèo lội xuống hồ còn Hoàng đế Akbar yêu cầu bố trí lính gác gần anh ta để đảm bảo anh ta thực sự làm như đã hứa. Sáng hôm sau, đám lính gác giải người đàn ông nghèo tới Hoàng đế Akbar. Akbar hỏi ông có thực sự đã dành cả đêm ở dưới hồ. Người đàn ông nghèo đáp ông đã làm việc đó. Sau đó Akbar hỏi người đàn ông nghèo làm cách nào ông có thể ở dưới hồ suốt đêm.
Người đàn ông nghèo đáp gần đó có một ngọn đèn đường. Ông hết sức chú ý đến ngọn đèn đó, nhờ đó tránh được lạnh. Akbar sau đó nói rằng sẽ không có phần thưởng dành cho người đàn ông nghèo đã sống sót qua đêm dưới hồ nhờ hơi ấm của ngọn đèn đường này. Người đàn ông tội nghiệp tới nhờ Birbal giúp đỡ.
Hôm sau, Birbal không vào cung. Nhà vua, sau khi thắc mắc ông đi đâu, đã phái một sứ giả tới phủ của ông. Sứ giả trở lại cho hay rằng Birbal sẽ quay lại sau khi ông nấu xong cơm. Nhà Vua đợi nhiều giờ mà Birbal vẫn không thấy mặt. Cuối cùng, Vua quyết định thân chinh đến phủ của Birbal để xem ông đang làm gì.
Ông thấy Birbal đang ngồi trên sàn nhà gần một vài cành củi đang cháy và một niêu đầy gạo treo bên trên đống lửa tới hơn một mét. Nhà vua và đám người hầu không nhịn được cười.
Sau đó Akbar hỏi Birbal, "Sao gạo có thể được nấu chín nếu để cách xa ngọn lửa chứ?"
Birbal đáp, "Thì cũng tương tự cách người đàn ông nghèo nhận được hơi ấm từ một ngọn đèn đường cách mình tới hơn hai mét thôi ạ."
Nhà Vua nhận ra lỗi của mình và trao thưởng cho người đàn ông đó.
Bài học: Một tia hy vọng nhỏ cũng đủ truyền cảm hứng cho người đã sẵn sàng làm việc vất vả để biến ước mơ của mình thành sự thật.
Nguồn: moralstories.org
Đăng nhận xét
0 Nhận xét