Tôi đang đi dạo trong một cửa hàng thì trông thấy người thu ngân trả lại tiền cho một cậu bé. Cậu bé đó khoảng 5, 6 tuổi. Nhân viên thu ngân nói, “Cô rất tiếc, nhưng cháu không đủ tiền mua con búp bê đó.” Sau đó cậu bé quay qua bà cụ đứng cạnh cậu: “Bà ơi, bà có chắc là cháu không có đủ tiền không ạ?” Bà cụ đáp: “Cưng à, cháu biết là cháu không đủ tiền mua con búp bê đó mà.” Sau đó bà bảo cậu bé đứng đó chỉ 5 phút trong khi bà đi ngắm một vòng. Bà lão đi ngay.
Cậu bé vẫn giữ con búp bê trong tay. Cuối cùng, tôi bước đến chỗ cậu bé và hỏi cậu cậu muốn tặng ai con búp bê đó. Đó là con búp bê mà em gái cháu thích nhất và rất muốn được tặng trong ngày lễ Giáng Sinh. Em ấy tưởng rằng Ông già tuyết sẽ mang nó đến cho mình. Tôi bảo cậu bé là có lẽ Ông già tuyết rồi cũng sẽ mang nó đến cho cô bé và không nên lo lắng nhé. Tuy nhiên, cậu bé buồn bã nói, “Không đâu, Ông già tuyết không thể mang nó đến chỗ em ấy được. Cháu phải gửi con búp bê này cho mẹ để mẹ sẽ trao nó cho em ấy khi em ấy đến đó.”
Đôi mắt cậu rất buồn trong khi nói điều đó. “Em cháu đã đi theo Chúa rồi. Cha cháu bảo mẹ cháu rồi cũng sẽ mau đến đó thôi, vì thế cháu nghĩ rằng mẹ cháu có thể mang theo con búp bê này trao cho em cháu.” Tim tôi gần như chết lặng. Cậu bé ngước nhìn tôi và nói: “Cháu bảo với bố nói mẹ đừng đi vôi. Cháu cần đợi mẹ đến khi cháu quay lại.” Rồi cậu bé cho tôi xem một bức hình rất đẹp của cậu, trong hình cậu đang cười tươi. Rồi cậu lại nói với tôi: “Cháu muốn mẹ cầm theo bức hình này để mẹ sẽ không quên cháu. Cháu yêu mẹ và mong ước bà không phải rời xa cháu nhưng bố nói rằng bà phải đến với em gái cháu.” Nói rồi cậu lại nhìn vào con búp bê, rất lặng lẽ.
Tôi vội rút ví ra và nói với cậu bé. “Chúng ta nên kiểm tra lại, nhỡ đâu cháu lại có đủ tiền mua con búp bê đó thì sao?” “Vâng” cậu bé nói, “Cháu hy vọng là cháu có đủ.”
Tôi đã thêm một vài tờ tiền của mình vào chỗ của cậu mà không để cậu nhìn thấy và bắt đầu đếm chỗ tiền. Có đủ tiền mua búp bê rồi này, mà lại còn dư một ít nữa. Cậu bé nói: “Cảm ơn Chúa vì đã cho con tiền!” Cậu bé lại nhìn tôi và nois thêm, “Đêm qua trước khi đi ngủ cháu đã cầu Chúa cho cháu có đủ tiền để mau cho búp bê đó để mẹ cháu có thể mang tới cho em gái cháu. Ngài đã nghe thấy lời của cháu đấy!” “Cháu còn muốn cps đủ tiền để mua một bông hồng trắng cho mẹ nhưng cháu không dám cầu xin Chúa quá nhiều. Tuy nhiên, Ngài đã cho cháu đủ tiền để mua cả búp bê và một bông hồng trắng. Mẹ cháu thích hoa hồng trắng mà.”
Một vài phút sau, bà cụ quay trở lại và tôi sách giỏ bỏ đi. Tôi kết thúc công việc mua sắm trong một trạng thái hoàn toàn khác lạ so với khi tôi bắt đầu. Tôi không thể xoá cậu bé khỏi trí nhớ. Rồi tôi nhớ đến một bài bái hai ngày trước nhắc đến một người đàn ông day rượu lái xe tải đã đâm vào một phụn nữ trẻ và một bé gái. Bé gái chết ngay còn bà mẹ trong tình trạng nguy kịch. Gia đình nạn nhân phải quyết định liệu có nên sử dụng máy thở không vì người phụ nữ trẻ kia sẽ không thể khỏi hôn mê. Liệu đó có phải gia đình cậu bé ấy không? Hai ngày sau khi tôi gặp cậu bé, tôi đọc trên báo đưa tin rằng người phụ nữ trẻ ấy đã qua đời. Tôi không đành lòng bèn mua một bó hồng trằng rồi tới nhà tang lễ nơi quàn xác của người phụ nữ trẻ kia để mọi người tới nhìn mặt và cầu chúc lần cuối trước khi an táng. Cô ấy ở đó, trong chiếc quan tài, tay giữ một bông hoa hồng trằng cùng tấm hình của cậu bé và con búp bê đặt trên ngực cô. Tôi rời khỏi nơi đó, nước mắt tuôn rơi với cảm giác rằng cuộc sống của mình đã thay đổi mãi mãi. Tình yêu mà cậu bé kia dành cho mẹ và em gái vẫn vậy, cho đến tận ngày hôm nay, thật khó mà hình dung được. Trong một tích tắc rất ngắn ngủi, một tài xế say rượu đã mang tất cả điều này đi khỏi cậu bé ấy.
Bài học: Giá trị của một người đàn ông hoặc phụ nữ nằm ở những gì người đó hiến trao chứ không phải ở những gì có thể được nhận.
(Huy hớn hở dịch)
Đăng nhận xét
0 Nhận xét